blog hunglangco
Chào ngày mới!
Cám ơn đời đã cho con
Thêm một ngày nữa để sống và yêu thương!
Hôm nay: Thứ ba, ngày 15 tháng 04 năm 2025.
Đừng bỏ lở công việt các bạn nhé
ĐÃ KHUYA RỒI ĐẤY!
Hãy đi ngủ thôi! chúc các bạn có một giấc ngủ thật ngon cùng những giấc mơ đẹp!
Cám ơn các bạn đã ghé thăm.
Chào đoàn kết !

Bài học tinh hoa từ đạo Khổng Tử

Bài học tinh hoa từ đạo Khổng Tử
  . Dẫn nhập
      Nho gia là một trong những học thuyết ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa và tư tưởng phương Đông từ xưa đến nay.
     Ở Trung Quốc, đây là một trong những học thuyết lớn mạnh và có sức lan tỏa sâu rộng nhất trong bách gia. Học thuyết này ra đời từ thời Xuân Thu do Khổng Tử sáng lập. Sau đó học thuyết này được Mạnh Tử phát triển thêm với nhiều sáng kiến mới. Đến đời nhà Hán, Đổng Trọng Thư san định và hoàn bị thành học thuyết chính trị xã hội chính thống thống lĩnh đời sống xã hội Trung Quốc.
      Thực ra, đến đời nhà Hán, Nho gia không còn là một học thuyết thuần túy nữa mà đã biến thành tôn giáo gọi là Nho giáo.
      Khi truyền bá đến Việt Nam, Nho gia mang tính chất tôn giáo hơn là học thuyết. Nó đã kết hợp với Phật giáo, Lão giáo trở thành Tam giáo đồng nguyên, làm nên diện mạo văn hóa dân tộc.
      Học thuyết này cũng ảnh hưởng mạnh đến các nước Đông Nam Á như  Thái Lan, Singapore, Mã Lai . . . và ngày nay lan sang tận Âu Mỹ.
      Những chân lý giản dị của Khổng Tử đi vào lòng người tự nhiên nhất như đó chính là tiếng gọi từ bên trong tâm tưởng mỗi chúng ta. Dù thời gian trôi qua và thế giới có đổi thay thế nào đi nữa thì những giá trị tinh túy nhất của Khổng Tử luôn mãi sống với thời gian...
     Thế Đạo
     Dù đối với bạn bè hay gia đình, chúng ta đều phải biết các giới hạn của chúng ta nằm ở đâu. Trung dung (một trong những đạo của Khổng Tử) là tốt nhất. Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp các tình huống gây bối rối.
     Cha mẹ quá yêu thương con, nhưng điều ấy lại chỉ đẩy họ xa đứa con mình. Bạn bè thân cận, gần gũi hết mức, nhưng lại thường kết thúc bằng việc làm tổn thương lẫn nhau. Có người tìm mọi cách cố gắng cải thiện mối quan hệ gần gũi hơn với cấp trên và các đồng nghiệp của mình, nhưng kết quả thường hoàn toàn ngược lại. Khổng Tử khuyên rằng chúng ta phải giữ một khoảng cách nhất định với bạn bè hoặc với người trên của ta, và phải biết đâu là ranh giới nằm giữa sự thân cận và xa lạ.
     Sự độc lập và một khoảng cách tôn trọng là thiết yếu đối với phẩm giá của một cá nhân. Nó phải được duy trì, cho dù là giữa những người thân thiết với nhau. Đối với cả bạn bè lẫn gia đình chúng ta cũng vậy. Bằng cách cho họ "khoảng không" cần thiết, chúng ta sẽ nhận ra những chân trời mới vốn luôn mở ra trước mắt mình.
     “Những điều mình nghe được rõ ràng, mình nên nói một cách dè dặt” có nghĩa là phải cẩn thận khi bàn luận về những gì mình đã nghe, kể cả những phần mà mình nghĩ là đã hiểu rõ.
     “Nên thấy cho nhiều. Những điều mình thấy chẳng rõ, có thể nguy hại thì để qua một bên, đừng có làm” nghĩa là hãy nhìn xung quanh mình và để qua một bên những gì mình còn chưa chắc chắn. Sự lẫn lộn cũng như hầu hết những sai lầm con người gặp phải là kết quả của một tầm nhìn bị giới hạn: "Làm thế nào một con ếch ngồi đáy giếng có thể hiểu được sự bao la của đại dương hay sự cao rộng của bầu trời?"
     Dù ở đâu, chúng ta cũng có thể để sức mạnh tinh thần của các bài học kinh điển xưa hòa quyện với những luật lệ và các quy tắc đương đại, để nó trở thành một thành tố không thể thiếu trong cuộc sống của mình
   Đạo Bằng hữu
     Nếu muốn hiểu ai đó thì chỉ cần nhìn vào bạn bè của họ, bạn sẽ biết các giá trị và ưu tiên của họ. Khổng Tử nói rằng: “Có ba loại bạn có ích và có ba loại bạn có hại. Bạn ngay thẳng, bạn tín nghĩa, bạn nghe nhiều học rộng. Đó là ba loại bạn có ích cho mình. Bạn giả dối, bạn khéo chiều chuộng, bạn hay xảo mị. Đó là ba loại bạn có hại cho mình.”
     Người ta kết giao với những người bạn khác nhau trong mỗi giai đoạn của cuộc đời. Thay vì đấu tranh với những người khác, tốt hơn là nên tranh đấu với chính mình và cố gắng tìm những hướng đi mới để hoàn thiện bản thân. Hãy kết giao với những người bạn biết sống hạnh phúc và vui vẻ trong cuộc đời của họ như họ đang sống lúc này.
   Đạo của Chí hướng
     Thành công trong nghề nghiệp chuyên môn của chúng ta không hẳn là ý hướng thực sự của tâm hồn ta. Khi Khổng Tử bàn về "Chí" với các học trò của mình, ngài không có ý nói rằng chí càng cao thì càng tốt. Mà điều ngài thực sự muốn nói là chúng ta phải kiên định trong mục đích và giữ thái độ kiên trì đối với sự xác tín nội tâm của mình.
     Dù các mục tiêu của ta vĩ đại hay nhỏ bé thì cơ sở để thực hiện hóa chúng vẫn nằm ở việc tìm ra những điều gần gũi nhất với tâm hồn mình. Việc để tâm hồn ta dẫn đường quan trọng hơn việc theo đuổi những thành tích bên ngoài.
     Đạo “Chí hướng” sẽ mang lại cho ta một xuất phát điểm cố định và có thể tiếp cận được, một suối nguồn và kho chứa niềm hạnh phúc bên trong.
     Đạo Nhân sinh
     “Tri thiên mệnh” là thái độ kiên định theo đuổi một mục đích mà chúng ta có thể dùng để ứng đối với thế giới bên ngoài. “Hiểu thông, thấu đáo những gì nghe được” là một sự cảm thông với thế giới và với mọi người trong thế giới ấy, tức là thái độ thấu hiểu và khoan dung.
     Dù chúng ta ở đâu, chúng ta cũng có thể để sức mạnh tinh thần của các bài học kinh điển xưa hòa quyện với những luật lệ và các quy tắc đương đại, để nó trở thành một thành tố không thể thiếu trong cuộc sống của mình, để mỗi người có thể xây dựng cho mình một cuộc sống có giá trị. Đây chắc chắn là ý nghĩa tối hậu mà tư tưởng của Khổng Tử mang đến cho chúng ta trong cuộc sống hôm nay...
Dạy về con trai:
Đạo làm trai phải biết Tam Cương, Ngũ Thường. Đức Tính tốt của người con trai theo quan niệm Nho Giáo gồm:
Tam Cương
Quân - thần (Vua - tôi)
Phụ - tử (Cha - con)
Phu - phụ (Chồng - vợ)
Cương nghĩa là giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên). Tam cương là ba mối quan hệ căn bản của xã hội. Không nên lầm lẫn với khái niệm quân - sư - phụ.
Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung
(Vua xử tôi chết, tôi không chết, tôi không trung)
(chú thích: Câu trên chỉ là quan điểm của Nho Gia (người theo Nho Học), được xuất phát từ thời Hán Vũ Đế, do một Nho Gia tên Đổng Trọng Thư đã tạo ra hầu "mượn danh Khổng Tử" để bảo vệ trung ương tập quyền... xin đọc thêm tác phẩm Cửa Khổng của Kim Định tại Thư Quán VN và tác phẩm của Giáo Sư H.G Creel : The Chinese Thought: From Confucius to Mao Tse Tung)
Thầy đây là người dạy ta đạo lý, lý lẽ, cách sống. Cho nên ta phải yêu mến Thầy. Cho nên có câu
Nhất tự vi sư, Bán tự vi sư
(Một chữ cũng là thầy, Nửa chữ cũng là thầy)
Cha là người đã nuôi mình khôn lớn và cũng là người có uy quyền tuyệt đối trong gia đình. Cho nên có câu:
Phụ xử tử vong, tử bất vong, bất hiếu
(Cha xử con chết, con không chết, con không Hiếu)
Ngũ Thường
Nhân (Nhân Từ)
Lễ (Lễ Độ)
Nghĩa (Trọng Nghĩa)
Trí (Sự hiểu biết, nhận thức),
Tín (Thành Tín)
Dạy về con gái:
Phẩm Hạnh của người con gái phải biết đến. Đức Tính tốt của người con gái theo quan niệm Nho Giáo gồm:
Tam Tòng
Tại gia tòng phụ (Ở nhà thờ cha),
Xuất giá tòng phu (Về nhà chồng thờ chồng),
Phu tử tòng tử (Chồng chết ở với con)
Tứ Đức
Công (Công Việc),
Ngôn (Lời Nói),
Dung (Nhan Sắc),
Hạnh (Đức Tính)
Là một người con trai tốt, con gái tốt phải hiểu đạo lý
Trai trung nghĩa không theo hai Chúa,
Gái tiết liệt không thờ hai Chồng

               Lượm lặt:hunglangco

Người quân tử theo lời dạy của khổng tử.
- Đức hơn tài là quân tử,
Tài hơn đức là tiểu nhân.
- Thấy người khôn, ta học, thấy người kém ta dạy.
Ấy mới là quân tử.
- Người quân tử học không biết mệt
Dạy không biết chán.
- Nhỏ phải răn mình về sự cạch tranh,
lớn lên phải biết răn mình về sắc dục,
Đến già phải răn mình về tính tham lam.
- Việc binh tôi chưa học và cũng không muốn học.
- Người quân tử có ba điều sợ:
Sợ mệnh trời, sợ người lớn, sợ lời nói của thánh nhân.
Kẻ tiểu nhân không biết mệnh trời nên không sợ,
khinh thường người có đức lớn, khinh rẻ lời nói của thánh nhân.
- Quân tử hòa mà không giống nhau,
Tiểu nhân giống nhau mà không hòa.
- Nguười quân tử lúc khốn cùng thì giữ mình,
Kẻ tiểu nhân lúc cùng thì làm bậy.
                Lượm lặt khắp nơi

Vài nét về tác giả:
 Bài đã đăng: Viết cho bố ngày lễ Vu Lan, Âm nhạc và tôi, Lạc lõng giữa nhân gian; Blog cho tâm hồn; Bạn tôi (dự thi), Điềm tĩnh vượt qua khó khăn, Lời tri ân,Thay lời cha muốn nói, Cảm ơn thầy đã tin em, Lãng quên tiếng thở dài, Khi tôi 26, Những sắc màu cuộc sống, Say nắng, Mạnh mẽ hơn ngày hôm qua, Nỗi cô đơn, Hồi ức sâu đậm, Tâm hồn mơ mộng, Thử thách học vấn, Viết cho bố, người con yêu nhất!.